Những cánh đồng hoa Tam giác mạch ở Đồng Văn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
Để chuẩn bị cho Lễ hội, 4 huyện vùng Cao nguyên đá đang triển khai gieo trồng tổng diện tích 415 ha Tam giác mạch và được trồng thành 3 đợt, đảm bảo thời gian hoa nở kéo dài từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12.2023. Các huyện cũng bố trí các vị trí trồng hoa để thuận lợi cho du khách tham quan, chụp ảnh như: Điểm dừng chân Cổng trời, điểm du lịch Thạch Sơn Thần (Quản Bạ); 2 bên đường các xã Phố Cáo, Sủng Là, Lũng Cú (Đồng Văn); Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ,Bảng xếp hạng ghi điểm lịch sử đội tuyển quốc gia xã Pả Vi (Mèo Vạc)…
Cũng theo kế hoạch của UBND tỉnh, các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Tam giác mạch sẽ diễn ra từ cuối tháng 9 – 12.2023. Trong đó có nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc, hấp dẫn như: Hội thi trà Shan tuyết Hà Giang và Lễ khai mạc Không gian trưng bày sản phẩm OCOP,trung tâm tin tức sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc, Trao giải Hội thi sản phẩm trà Shan tuyết Hà Giang (dự kiến ngày 27.10); Bay Khinh khí cầu tỉnh Hà Giang (dự kiến ngày 22 – 24.9); Giải Marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh Phúc” tỉnh Hà Giang lần thứ V (ngày 8.10); Giải đua ô tô, mô tô mạo hiểm “Tinh thần đá” tỉnh Hà Giang lần thứ IV (dự kiến ngày 20 – 22.10)…
Ngoài các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như: Đi thuyền trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1, dệt vải lanh, chế tác khèn Mông, thi đấu các môn thể thao dân tộc, thưởng thức ẩm thực truyền thống các dân tộc Hà Giang…
Thông qua tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, góp phần đẩy mạnh phát triển KT – XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Hà Giang.